12 cách nhìn người giúp bạn sàng lọc mối quan hệ

Một người có EQ cao hay không, chỉ cần nhìn vào những hành động nhỏ là biết ngay.

Theo bạn, người trưởng thành và trải đời thường có năng lực gì?

Đó chính là đôi mắt biết nhìn người, có thể phán đoán bản chất của đối phương thông qua cách họ hành sự thường ngày và đối nhân xử thế.

Ông cha ta thường nói: “Đừng trông mặt mà bắt hình dong”, khuyên chúng ta không nên phán xét một người từ vẻ ngoài. Nhưng cách họ sống và đối xử với thế giới này có thể phản ánh một phần tính cách, thậm chí là toàn bộ tâm can.

Để sống tốt và sàng lọc mối quan hệ, hãy học 12 cách nhìn người dưới đây:

1. Người thích khoe khoang, tự cho mình tài giỏi thường không có bản lĩnh thật sự. Người âm thầm lặng lẽ, dùng kết quả để chứng mình, nói chuyện vào trọng tâm và logic mới xuất chúng đúng nghĩa.

2. Trong quá trình giao tiếp, người thường sử dụng câu hỏi ngược lại, mang giọng điệu chất vấn… đa phần tự cao tự đại, kiêu ngạo, luôn cho mình là đúng.

Ví dụ như, “Chẳng lẽ không đúng sao?”, “Cuối cùng có hiểu hay không?”... Bạn nên tránh xa người thốt ra những câu hỏi ngược mang tính chất không bình đẳng, không tôn trọng như vậy.

3. Người thường than vãn, than thân trách phận thường chưa đủ cố gắng, năng lực chưa thật sự được khai phá.

Thích trách móc, than oán bất kể chuyện lớn chuyện nhỏ, thường không thể làm nên đại sự. Bởi lẽ người sở hữu thành công luôn không ngại khám phá, thử sức với cái mới, dám mạo hiểm xông pha.

4. Miệng nói không ngừng, cái gì cũng nói được, kiểu người này không có sự sâu lắng và trưởng thành trong tâm hồn. Họ chưa biết suy nghĩ kỹ càng trước khi nói. Cách hành sự này chỉ rước thêm nhiều phiền phức cho bản thân, “họa từ miệng mà ra”.

5. Hình ảnh trên mạng xã hội không bao giờ nói lên cuộc sống thật sự của một người. Nhưng có thể biết được cách họ lựa chọn cuộc sống phải trải qua như thế nào.

6. Thích hoài niệm, tiếc nuối, chưa chắc là xem trọng quá khứ, người cũ hay chuyện xưa. Lắm lúc, có thể vì hiện tại họ sống không được tốt, không có gì để tự hào nên chỉ đành bám víu vào những thứ đã qua để tìm về chút an ủi.

7. Người sẵn lòng thừa nhận và khen ngợi người khác thường không thể nào yếu kém. Vì có như thế, họ mới cố gắng đuổi theo đối phương. Hoặc chí ít, họ đã từng cố gắng rất nhiều, thất bại vô số kể, nên mới dễ dàng đồng cảm và vui mừng cho đối phương.

Ngược lại, người luôn phủ định công sức của người khác, đa phần là biểu hiện của ghen ăn tức ở, hoặc bản thân không chấp nhận việc đối phương làm tốt hơn mình.

8. Người ăn nói thẳng thừng, miệng nhanh hơn suy nghĩ thường không biết cách giao tiếp, EQ cực thấp. Nói chuyện không chừa một ai, thậm chí còn thường xuyên đắc tội người khác. Mặc dù thế, song họ lại không mang theo ý xấu, chỉ là cách thể hiện hơi cộc cằn, xốc nổi và kém tinh tế.

9. Thói quen làm việc và nghỉ ngơi thể hiện năng lực kiểm soát bản thân và chất lượng cuộc sống của một người.

Ví dụ, người ngày ngày chơi game đọc truyện thâu đêm suốt sáng, không chú ý vệ sinh sạch sẽ, nơi ở bừa bộn… thường không có năng lực quản lý bản thân, chất lượng cuộc sống đương nhiên không tốt.

Người sống có nguyên tắc và kỷ luật thường thích sạch sẽ, thái độ sống luôn hướng về phía trước.

10. Thích treo tình cảm nơi cửa miệng thường là người ra đi đầu tiên.

Tình cảm, tình thương, tình yêu… là loại cảm xúc không thể chứng minh bằng lời nói. Chúng cần hành động thực tiễn đã mang lại cảm giác an toàn.

11. Người vui vẻ hoạt bát, sống luôn là chính mình, mặc kệ có thể hòa nhập được với cộng đồng, đội nhóm hay không, thường là “cao nhân” sở hữu kinh nghiệm phong phú, nội tâm mạnh mẽ.

Người đau khổ vì bản thân không thể hòa nhập, nhưng lại cảm thấy mất tự do, miễn cưỡng, chứng tỏ “trẻ người non dạ”, chưa trải sự đời, chưa trưởng thành, nội tâm yếu ớt.

12. Một người có EQ cao hay không, chỉ cần nhìn vào những hành động nhỏ là biết ngay.

Giữ cửa cho người đi sau bước vào, thu dọn sạch sẽ trên bàn trong tiệm cafe khi chuẩn bị ra về, biết lắng nghe và đợi đối phương nói xong mới đến lượt mình… Hành động nhỏ nhưng có thể phản ánh cả bản chất bên trong.

Nguồn: Zhihu