Nét xuân trong thơ Nguyễn Du

Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc. Ông để lại cho hậu thế nhiều bài thơ hay cả chữ Hán và chữ Nôm, nổi bật nhất có Truyện Kiều, kiệt tác của văn học Việt Nam.

Cảnh xuân xưa được Nguyễn Du tái hiện một cách xuất sắc. Ảnh internet

Truyền Kiểu được Nguyễn Du viết theo thể lục bát, một thể thơ của dân tộc. Trước Nguyễn Du đã có lục bát, nhưng chưa đạt được đỉnh cao. Với tài năng kiệt xuất, Nguyễn Du đã đưa thể thơ lục bát lên tầm cao mới.

Truyện Kiều được chuyển thể từ một câu chuyện văn xuôi của người Trung Quốc. Khi bản văn xuôi này thành thơ thì câu chuyện về Kiều trở nên có giá trị hơn. Thông qua sự hiểu biết, vận dụng uyển chuyển điển tích, điển cố, lời ăn tiếng nói người Việt Nam, Nguyễn Du đã đưa tác phẩm trở nên bất hủ.

Qua ngòi bút của Nguyễn Du, các nhân vật trong Truyện Kiều được nhiều người biết đến hơn. Mỗi nhân vật đại diện cho một tính cách của con người. Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng bày giãi được nỗi lòng của mình đối với thời đại ông sống, đối với quan niệm về nhân sinh, về nhân quả.

Hầu như ở tả cảnh đến tả người, hiếm có người nào vượt qua được Nguyễn Du, dù nay ông đã cách xa ta. Có người nói Tiếng Việt còn là Truyện Kiều còn có lẽ là không quá khi cho thấy tính trường tồn, bất hủ của Truyện Kiều.

Về xuân trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đặc tả bằng những hình ảnh ước lệ, trong đó, lúc nào con người cũng nặng tình. Bên cạnh cái đẹp, vui tươi ngày xuân, là nét lo toan sầu lắng.

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thỏi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Bỏ qua tâm trạng của các nhân vật trong truyện, thì đoạn thơ trên là một cảnh xuân đẹp tuyệt bích. Cảnh xuân trên có nét gợi buồn, nhưng đã cho người đọc thấy được sự bình yên. Cảnh xuân xưa được Nguyễn Du tái hiện một cách xuất sắc. Và dường như, các nhà thơ Việt Nam chưa ai viết được cảnh xuân hay đến như vậy.

“Con én đưa thoi” cho thấy sự lặp lại tuần hoàn của thời gian. Cảnh xuân này cũng đã vào độ hơn lưng chừng, khi ánh nắng đã ngoài sáu mươi, nghĩa là cũng qua ngưỡng giữa mùa xuân. Cỏ non thì xanh tận chân trời, cành lê điểm trắng. Bên khung cảnh thiên nhiên đó là con người, đó là tài tử giai nhân, ngựa xe… Chỉ từng ấy câu thơ thôi, Nguyễn Du đã vẽ nên được xuân với phong cảnh thiên nhiên và văn hóa xưa đẹp mê hồn.

Trong Kiều, ta cũng gặp nhiều câu tả xuân của Nguyễn Du:

Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân (câu 1293)

Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng (câu 1284)

Mảng vui rượu sớm trà trưa

Đào đà phai thắm. Sen vừa nẩy xanh (câu 1474)

Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân

Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Tin xuân đâu dễ đi về cho năng

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Hoa xuân đương nhụy ngày xuân còn dài

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà

Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi

Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời

Xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là mùa xuân chỉ để tả xuân. Mà mùa xuân trong đó luôn chứa chan tình, con người hiện lên với những nét ưu tư, nhiều nghĩ ngợi. Viết về mùa xuân, Nguyễn Du chỉ cần chấm phá đôi nét cũng đã tạo nên bức tranh xuân đầy mê hoặc.

Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/net-xuan-trong-tho-nguyen-du-35610/