Giao dịch với những chỉ bảo kỹ thuật cần lưu ý những điều này

Những chỉ báo kỹ thuật là công cụ quen thuộc của nhà đầu tư khi phân tích và dự báo xu hướng của thị trường. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng các chỉ báo hiệu quả hơn.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Chỉ báo kỹ thuật là các mô hình toán học gồm các công thức, biểu đồ, thuật toán,... Chúng được tạo nên từ dữ liệu giá lịch sử của các tài sản giao dịch trên thị trường và biểu thị qua các dạng biểu đồ hoặc dạng số. Nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ báo kỹ thuật để dự đoán về xu hướng của gia trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp nhất.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Mỗi chỉ báo sẽ có cách tính khác nhau. Không những vậy, mỗi chỉ báo sẽ có những chiến lược giao dịch riêng. Cơ chế hoạt động của chỉ báo kỹ thuật chứng khoán là cố gắng nắm bắt hành vi, tâm lý nhà đầu tư để cho ra sự tương quan về xu hướng hoạt động của giá trong tương lai. Chỉ báo kỹ thuật có thể đưa ra tín hiệu độc lập hoặc cần phải kết hợp cùng với các chỉ báo khác để tăng lợi nhuận ròng khi đầu tư.

Chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán được phân loại như thế nào?

Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau trong chứng khoán và chúng được phân loại như sau:

Chỉ báo xu hướng

Chỉ báo xu hướng là công cụ đo lường về hướng của giá cổ phiếu. Từ những dữ liệu về lịch sử giá qua tính toán sẽ quy hồi về một hướng cụ thể tạo thành xu hướng tăng giá hoặc giảm giá. 

Chỉ báo xu hướng

Chỉ báo xu hướng

Các chỉ báo xu hướng thường được “làm mịn” để thể hiện lên đồ thị một cách “mượt” hơn nên tín hiệu nhận được khá chậm. Nó chỉ cho tín hiệu khi xu hướng đã hình thành.

Một số chỉ báo xu hướng thường sử dụng như: 

  • Chỉ báo ADX
  • Chỉ báo SMA
  • Chỉ báo EMA

Chỉ báo động lượng

Chỉ báo động lượng là loại chỉ báo kỹ thuật chứng khoán được nhà đầu tư dùng để xác định khu vực mua bán trong giao dịch. Thông qua chỉ báo này, nhà giao dịch có được cái nhìn “sâu sắc” về mối quan hệ cung cấp trong một tài sản giao dịch bất kỳ. Đồng thời nó còn cho bạn thấy được tin hiệu về các biến động của thị trường sắp tới sẽ diễn ra như thế nào.

Chỉ báo động lượng

Chỉ báo động lượng

Chỉ báo động lượng thường diễn biến đồng pha với giá. Giá tăng khiến chỉ báo động lượng di chuyển lên cao và khi giá giảm chỉ báo động lượng đi xuống. Nhưng nếu chỉ báo này đạt mức quá mua hoặc quá bán không đồng nghĩa với giá đang tạo đỉnh hoặc tạo đáy. Trong thời gian dài, chỉ báo động lượng có thể ở mức cực đại hoặc cực tiểu. Muốn nhận tín hiệu giao dịch rõ ràng hơn, hãy kết hợp nhiều chỉ báo động lượng với nhau.

Một số chỉ báo động lượng thường dùng phổ biến:

  • Chỉ báo MFI
  • Chỉ báo MACD

Một số chỉ báo khác

Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, cũng có những chỉ báo nằm ngoài 2 loại trên như:

  • Bollinger band 
  • Fibonacci

Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt lệnh mua bán chứng khoán cho các nhà đầu tư mới

Những điều cần chú ý khi giao dịch với các chỉ báo kỹ thuật

Sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư cần chú ý một số điều sau:

Chỉ báo phân tích kỹ thuật không chính xác 100%

Nhiều nhà đầu tư cho rằng tín hiệu từ phần tích kỹ thuật đều chính xác. Nhưng trên thực tế thì đều này hoàn toàn sai lầm. Chỉ báo kỹ thuật chỉ là một phương pháp nhằm dự đoán về diễn biến của giá và xu hướng của thị trường chứng khoán mà thôi. Do đó, việc dự đoán sai là có thể xảy ra, nên các nhà đầu tư cần xem xét kỹ tín hiệu giao dịch của các chỉ báo, nếu có cùng kết quả thì hãy đưa ra quyết định mua bán phù hợp.

Hỗ trợ, kháng cự và xu hướng không tồn tại mãi mãi

Điểm mua bán xuất hiện trong thời gian ngắn trong giao dịch chắc chắn nhà đầu tư nào cũng biết. Các vùng hỗ trợ, kháng cự, xu hướng giá đều có thời hạn của nó. Do đó, các nhà đầu tư khi giao dịch cần liên tục cập nhật tín hiệu mới nhất để tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư cho bản thân.

Hỗ trợ, kháng cự và xu hướng không tồn tại mãi mãi

Hỗ trợ, kháng cự và xu hướng không tồn tại mãi mãi

Các chỉ báo kỹ thuật luôn tồn tại nhược điểm

Chỉ báo kỹ thuật nào cũng tồn tại những nhược điểm, nó có thể hoàn hảo ở một thời điểm nhất định, những có “khiếm khuyết” vào khoảng thời gian khác. Chẳng hạn như, chỉ báo SMA và EMA đều không hoạt động hiệu quả khi thị trường Sideway.

Tránh rơi vào tâm lý giao dịch

Tâm lý là vấn đề mà nhiều người rơi vào khi tham gia thị trường chứng khoán. Đặc biệt thường gặp ở những nhà đầu tư F0. Khi bạn muốn đạt lợi nhuận kỳ vọng trong thời gian ngắn sẽ rất dễ rơi vào “bẫy tâm lý giao dịch”. Đôi khi tạo lập, cá mập sẽ tạo nên tín hiệu giả khiến bạn dính bẫy, vì vậy hãy luôn bình tĩnh và phân tích thị trường một cách tỉ mỉ trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

Lựa chọn khung thời gian phù hợp

Khung thời gian phụ thuộc hoàn toàn vào số học được tạo nên từ các công thức của chỉ báo kỹ thuật. Vì vậy, biểu đồ ngày, biểu đồ tuần cho ra tín hiệu khác nhau là điều hết sức bình thường. Các nhà đầu tư cần dự báo chiến lược giao dịch của bạn là ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Có sự điều chỉnh bộ phân tích kỹ thuật theo thời gian thực

Có sự điều chỉnh bộ phân tích kỹ thuật theo thời gian thực

Có sự điều chỉnh bộ phân tích kỹ thuật theo thời gian thực

“Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”, câu nói này đúng với diễn biến của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán biến đổi từng giây, từng phút. Nên nhà đầu tư cần điều chỉnh bộ phân tích kỹ thuật của mình theo thời gian thực để có được những tín hiệu tốt nhất giúp bạn vào lệnh mua bán thành công.

Như vậy, bài viết trên đã giúp nhà đầu tư nắm được những điều cần chú ý khi giao dịch với các chỉ báo kỹ thuật. Nhà đầu tư mới, nhà đầu lâu năm muốn đầu tư hiệu quả, giảm thiểu rủi ro hay tham gia Finashark để nhận tín hiệu giao dịch từ các chuyên gia.

Finashark - Hệ thống phân tích dữ liệu dòng tiền chuyên nghiệp, hiệu quả

Hotline: 0901 345 869

Email: lienhe@finashark.vn

Website: finashark.vn