Tác hại không ngờ khi uống nước me vào mùa hè

Nước me có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, là đồ uống được nhiều người ưa chuộng khi vào hè. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tác hại không ngờ khi uống quá nhiều.

Me là loại cây thuộc họ đậu, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong 120gram me có chứa:

- Magiê: 26% giá trị hàng ngày (DV)

- Kali: 16% DV

- Sắt: 19% DV

- Canxi: 7% DV

- Phốt pho: 11% DV

- Đồng: 11% DV

- Vitamin B1 (thiamin): 43% DV

- Vitamin B2 (riboflavin): 14% DV

- Vitamin B3 (niacin): 15% DV

- Vitamin C, K, B6 (pyridoxine)

- Folat, (axit pantothenic)

- Selen

1. Tác dụng của nước me1.1. Kiểm soát huyết áp

Trong quả me có chứa hàm lượng kali cao, có tác dụng kiểm soát hàm lượng natri trong cơ thể từ đó giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Đối với những người huyết áp cao có thể bổ sung thêm me vì magie trong me có thể giúp giảm huyết áp và có tác dụng chống viêm và chống đái tháo đường.

1.2. Kiểm soát cholesterol

Trong me có chứa thiamin và niacin rất tốt cho sức khỏe. Niacin rất hữu ích trong việc giảm cholesterol xấu trong cơ thể và làm tăng mức cholesterol tốt. Một nghiên cứu trên chuột đồng cho thấy, chiết xuất từ quả me làm giảm tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính.

Me có tác dụng kiểm soát cholesterol xấu, tốt cho tim mạch (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, me có chất chống oxy hóa giúp giảm tác hại oxy hóa đối với cholesterol LDL - nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.

1.3. Tốt cho hệ thần kinh

Me có hàm lượng thiamin cao (chiếm tới 29%), có tác dụng giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Tránh được các hội chứng như chuột rút, cảm giác tê ở lòng bàn chân, tay do các màng bọc myelin của các dây thần kinh bị tổn thương, vì thiếu thiamin (một loại vitamin nhóm B).

1.4. Ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong me giúp ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng tự nhiên. Vì vậy, những trường hợp thường bị táo bón nên bổ sung thêm me vào chế độ ăn.

1.5. Giữ cho xương chắc khỏe

Thành phần magnesium trong me có tác dụng giữ xương chắc khỏe. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tiêu thụ nhiều kali và magie có xương khỏe mạnh hơn những người không bổ sung và tiêu thụ ít vi chất này.

Thành phần magnesium trong me có tác dụng giữ xương chắc khỏe (Ảnh: Internet)

1.6. Sản sinh năng lượng

Mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng bạn có thể ăn hoặc uống nước me, nhờ chất riboflavin trong quả me, giúp giải phóng năng lượng từ carbohydrate.

1.7. Kháng nấm, vi rút, vi khuẩn gây bệnh

Chiết xuất me chứa các hợp chất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy loại quả này có hợp chất lupeol - giúp kháng nấm, kháng vi-rút và kháng khuẩn, được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh như sốt rét.

2. Tác dụng phụ khi uống nước me không đúng cách

Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu uống nước me, ăn me không đúng cách sẽ dẫn tới một số hệ lụy nghiêm trọng như:

2.1. Gây trào ngược axit

Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid nên khi ăn nhiều nồng độ axit trong hệ tiêu hóa tăng lên, ảnh hưởng đến dạ dày. Vì vậy, nếu mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, axit thì không nên ăn, uống quá nhiều nước me.

2.2. Ảnh hưởng men răng

Tính axit trong quả me chính là nguyên nhân làm hỏng men răng, bào mòn răng. Duy trì lâu ngày sẽ kéo theo các bệnh răng miệng khác như sâu răng, ê buốt răng, vàng, xỉn…

Me có tính axit nên dễ gây hỏng men răng (Ảnh: Internet)

2.3. Nguy cơ bị dị ứng

Có nhiều trường hợp dị ứng với các thành phần của me, có thể gặp một số triệu chứng như phát ban, ngứa, viêm, cảm giác châm chích, choáng váng, ngất xỉu, nôn mửa, khó thở…

2.4. Tương tác với một số loại thuốc kháng sinh

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, me có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh nhãn khoa, dẫn đến các nguy cơ không mong muốn về da cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi ăn me trong giai đoạn dùng kháng sinh.

2.5. Không tốt cho sức khỏe khi dùng thuốc nhuận tràng

Me có tác dụng nhuận tràng tự nhiên nhưng có thể gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc nhuận tràng. Do đó, khi dùng thuốc này hãy đảm bảo không ăn me, uống nước me, thay thế vào đó bạn hãy bổ sung những loại quả giàu như lựu, táo, hoa quả giàu Vitamin C…

2.6. Nguy cơ bị co mạch nếu đang dùng thuốc co mạch

Me có tác dụng làm co mạch bằng cách thúc đẩy quá trình thu hẹp mạch máu. Nếu khi dùng thuốc co mạch không nên dùng thêm me, vì có thể dẫn đến lưu thông máu chậm, thậm chí tắc nghẽn mạch máu.

3. Cách làm nước me giải nhiệt tại nhà

Nguyên liệu chuẩn bị:

- Me vắt 300gr

- Thơm 1/2 trái (dứa)

- Gừng 1 nhánh

- Đậu phộng rang 1 ít

- Đường vàng 500gr

- Nước nóng 1 chén

Cách làm nước me khá đơn giản (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện:

- Dầm kỹ me chín trong một chén nước nóng, sau đó lọc lấy nước cốt me, giữ lại phần hạt. Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi bào mịn hoặc băm nhỏ. 1/2 trái thơm chín băm nhỏ.

- Cho thơm và gừng băm nhỏ, đường vàng và nước cốt me vào chảo hoặc nồi rồi bắc lên bếp. Sên hỗn hợp này trên lửa lớn, khi hỗn hợp vừa sôi được vài phút thì hạ nhỏ lửa, nấu khoảng 15 - 20 phút đến khi hỗn hợp hơi sệt lại là được.

- Làm hạt me dẻo:

Chọn những hạt me to tròn đẹp mắt mang đi rửa sạch rồi để ráo. Bắc chảo lên bếp, cho hạt me vào rang với lửa nhỏ khoảng 7 - 10 phút đến khi vỏ ngoài giòn thì tắt bếp.

Tiếp theo, bỏ hạt me đã rang vào cối để giã cho bong lớp vỏ ngoài, ngâm qua 1 ngày với nước nóng (có thể dùng bình giữ nhiệt).

Sau 1 ngày, lấy hạt me ra rửa sạch nhớt, lấy được phần nhân trắng bên trong rồi luộc lên trong vòng 30 - 40 phút. Đến khi ninh dẻo và để ráo, trộn với nước me ngào đường là hoàn thành.

Trên đây là những lợi ích, tác dụng phụ khi ăn, uống nước me. Mặc dù giải nhiệt mùa hè tốt, kích thích vị giác ngon nhưng các bạn nên ăn uống đúng cách, vừa phải, đối với những trường hợp đang dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: phunuvietnam.vn