Những lưu ý đặc biệt khi chọn lựa vật liệu đánh bóng

Thị trường cung cấp vật liệu đánh bóng ngày nay rất đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã,... nhưng đi kèm với sự phong phú về sản phẩm là tình trạng trà trộn của nhiều vật liệu kém chất lượng. Vậy làm thế nào để tìm được loại vật liệu đánh bóng vừa có chất lượng cao vừa sở hữu giá cả hợp lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Vật liệu đánh bóng bao gồm những gì? 

Vật liệu đánh bóng  là tên gọi chung của các loại dụng cụ đánh bóng kim loại sử dụng cùng với máy đánh bóng kim loại như: bánh nỉ, quả nhám xếp, lơ sáp đánh bóng, dây nhám vòng, đá đánh bóng, dung dịch đánh bóng kim loại... Khi tác dụng lực lên các loại máy này, kết hợp với vật liệu đánh bóng thông qua quá trình mài miết từ đó tạo nên bề mặt kim loại sáng, sạch đạt độ thẩm mỹ cao.

Thông thường, một quy trình đánh bóng kim loại gồm 3 bước cơ bản: Đánh thô (đánh phá bề mặt sản phẩm), đánh bóng trung (làm nhẵn sản phẩm, xóa vết nhám thô) và đánh bóng tinh (hoàn thiện bề mặt sản phẩm, tạo tính thẩm mỹ).

Các vật liệu này thường được sử dụng trong công nghệ mài cơ đơn giản với các loại máy như máy mài đai nhám, máy mài 2 đá đến các loại máy mài cơ công nghệ cao như máy mài mặt phẳng 2 tổ mài, máy mài phẳng dạng tấm…

Ngoài ra, với công nghệ đánh bóng bằng phương pháp rung, quay sử dụng máy đánh bóng rung, máy lồng quay... thì vật liệu đánh bóng phổ biến trong trường hợp này là các loại đá đánh bóng kim loại và dung dịch đánh bóng kim loại.

vat-lieu-danh-bong-3

Công nhân vận hành máy mài đai nhám với vật liệu đánh bóng: dây đai nhám

>> Xem thêm: Các loại bánh mài đánh bóng inox thông dụng

Những lưu ý khi lựa chọn vật liệu đánh bóng để đạt hiệu quả cao

Nắm rõ công dụng của từng vật liệu đánh bóng 

Mỗi vật liệu đều có công năng riêng của nó, do đó, nếu muốn đạt hiệu quả đánh bóng cao thì trước hết nhà sản xuất phải nắm rõ khả năng ứng dụng của từng loại vật liệu.

Ví dụ: Bánh nỉ là vật liệu thường được sử dụng trong công đoạn đánh xước hairline (sau khi đã trải qua quy trình đánh thô) tạo nên một lớp xước trên bề mặt kim loại, có tính thẩm mỹ cao. Còn bánh xơ dừa lại có công dụng tạo bề mặt bóng, sáng cho sản phẩm. 

vat-lieu-danh-bong-2

Bánh nỉ đánh bóng

Lựa chọn vật liệu đánh bóng phù hợp với từng công đoạn  

Với mỗi công đoạn khác nhau thì việc lựa chọn vật liệu đánh bóng cũng khác nhau. Người công nhân vận hành cần nắm rõ quy trình để sử dụng các loại vật liệu đánh bóng thích hợp.

 Ví dụ: 

Ở bước đánh bóng thô trong quy trình đánh bóng nhôm, các thợ cơ khí thường sử dụng giấy nhám. Sau bước mài mòn bề mặt ban đầu, bánh nỉ sẽ được dùng để đánh xước hairline, giúp loại bỏ các vết rỉ sét, tạo cho bề mặt kim loại một lớp bóng mờ đồng nhất. Cuối cùng, sáp đánh bóng là vật tư không thể thiếu ở bước đánh bóng gương. Sáp đánh bóng gương kết hợp với bánh vải đánh bóng (hay gọi là bông vải đánh bóng, quả vải đánh bóng) giúp bề mặt nhôm đạt độ  bóng gương hoàn hảo, gia tăng giá trị thẩm mỹ lên gấp nhiều lần.

Hiểu rõ thông số kỹ thuật của vật liệu đánh bóng

Thông số kỹ thuật là một phần rất quan trọng với việc lựa chọn vật liệu đánh bóng. Đặc trưng của vật liệu đánh bóng với công nghệ đánh bóng rung là kích thước, hình dạng các loại đá đánh bóng, tính chất của các dung dịch đánh bóng. Ví dụ như dung dịch tẩy dầu sẽ có tính chất khác với dung dịch đánh bóng. Đặc trưng của vật liệu đánh bóng của công nghệ mài cơ như các loại: nhám giáp, bánh nhám xếp, bánh nỉ… đó là cỡ hạt (hay còn gọi là độ hạt). Mỗi loại thông số kỹ thuật sẽ thích hợp với một dạng sản phẩm và các yêu cầu bề mặt khác nhau. 

Ví dụ muốn phá bavia, sau khi đột dập, gia công chi tiết chất liệu nhôm sử dụng công nghệ mài cơ cần dùng các loại nhám giáp với cỡ hạt thô từ #60 - #120. 

Hoặc xử lý vết tẩy dầu bằng cách sử dụng công nghệ rung phải sử dụng đá ceramic thô kết hợp với dung dịch tẩy dầu…

LEKAR Group - Đơn vị cung cấp vật liệu đánh bóng chất lượng 

Thị trường cung cấp vật liệu đánh bóng ngày nay rất đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã,... nhưng đi kèm với sự phong phú về sản phẩm là tình trạng trà trộn của nhiều vật liệu kém chất lượng. 

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cần đánh bóng, các nhà sản xuất nên chọn mua vật liệu đánh bóng từ các cơ sở cung cấp uy tín. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành công nghiệp phụ trợ, LEKAR Group tự hào là địa chỉ phân phối các vật liệu đánh bóng kim loại chất lượng hàng đầu Việt Nam. 

Tất cả các sản phẩm của LEKAR đều được nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan,… Do đó, ngoài chất lượng vượt trội, vật liệu đánh bóng LEKAR còn sở hữu giá cả tốt và cạnh tranh trên thị trường.

vat-lieu-danh-bong-1

Vật liệu đánh bóng LEKAR

Với ưu điểm sở hữu độ bền vượt trội, có thể sử dụng trong thời gian dài, các vật liệu đánh bóng của LEKAR được nhiều đối tác sản xuất cơ khí như ELmich, Sunhouse, Khóa Việt Tiệp, Khóa Huy Hoàng, Kềm Nghĩa... tin tưởng lựa chọn, trở thành một địa chỉ cung cấp vật liệu đánh bóng uy tín hàng đầu Việt Nam. 

Đặc biệt, khi mua bất kỳ sản phẩm nào của LEKAR Group, Quý khách hàng sẽ được đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn tận tình hướng dẫn chuyển giao công nghệ, miễn phí 100% chi phí tư vấn và thử mẫu. Ngoài ra, đối với những khách hàng không có nhu cầu mua máy móc, thiết bị để tự đánh bóng thì có thể sử dụng dịch vụ gia công đánh bóng kim loại theo yêu cầu của LEKAR. Chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho Quý khách những trải nghiệm vừa chất lượng vừa tiết kiệm chi phí, thời gian!

LEKAR - GIẢI PHÁP VỀ ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI