Giảm chi phí sản xuất, dễ hay khó?
Làm thế nào để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận khi chi phí đầu vào tăng và giá trị đơn hàng/giá bán đã thỏa thuận với khách hàng từ trước. Với những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, đơn đặt hàng thường đã được xác lập trước nhiều tháng, thậm chí cả năm?
Phản ứng của khách hàng sẽ thế nào khi chúng ta đột ngột tăng giá bán - đó có phải là giải pháp khả thi?
LỢI NHUẬN = DOANH THU - CHI PHÍ
Giảm chi phí luôn là mục tiêu thường trực trong quá trình triển khai tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp.
GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT – DỄ HAY KHÓ?
Trước tiên, xin lưu ý giảm chi phí ở đây là giảm lãng phí, giảm những chi phí không đáng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Và ngày nay, hầu hết các DNSX đều hiểu rằng, giảm chi phí sản xuất là đi đôi với nâng cao năng suất, chất lượng- điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ những khẳng định mang tính truyền thông với cam kết một cách thiếu hiểu biết rằng “Chất lượng bằng mọi giá”
Không lãnh đạo doanh nghiệp hay CBQLSX trong các DN Việt Nam nào khẳng định không có lãng phí đáng kể trong hoạt động sản xuất của DN mình trong cuộc khảo sát (có phân tích hiện trạng) trên 800 DN từ tháng 10/2017 đến nay của PMC Việt Nam. Nếu hỏi liệu chúng ta có lãng phí trong sản xuất không? Chắc chắn chúng ta đều "cảm nhận", nhìn thấy lãng phí. Tuy nhiên, đo lường, đánh giá mức độ lãng phí một cách đầy đủ thì hẳn chúng ta chưa làm, chưa thực sự sâu sát và quyết liệt tìm giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa lãng phí. Chúng ta chưa thực sự đưa mong muốn giảm lãng phí trong sản xuất thành mục tiêu thường xuyên, liên tục trong khi hằng ngày tổ chức sản xuất trong tình trạng vẫn còn nhiều lãng phí và chi phí đầu vào mỗi ngày một tăng?
Kinh doanh là lợi nhuận và LỢI NHUẬN = DOANH THU - CHI PHÍ. Dễ dàng nhận thấy khi tiết kiệm được một đồng chi phí, đồng nghĩa chúng ta có cơ hội tăng 1 đồng lợi nhuận. Và thực tế, ngoài mặt giá trị vật chất ra, một đồng chi phí tiết kiệm được có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với 1 đồng lợi nhuận trong việc phát triển năng lực sản xuất của DN.
Khi so sánh DNVVN Việt Nam với các DN nước ngoài tại Việt Nam, nhất là các DN của Nhật, chúng ta kém hơn hẳn về quản lý chi phí sản xuất. Vấn đề đặt ra là “Tại sao các DN Nhật Bản này làm được mà chúng ta thì không thể?”, trong khi CBQL của họ cũng là người Việt. Và câu trả lời ở đây chính là sự khác biệt về Phương pháp quản lý.
Chúng ta đã qua những giai đoạn chỉ hứng thú với các "giải pháp hoành tráng", đưa ra các kế hoạch rất ấn tượng nhưng tính khả thi thấp, hoặc có đề ra kế hoạch nhưng thiếu kiểm tra, đánh giá. Ngày nay, cũng đã có nhiều DN tiếp cận và áp dụng các phương pháp quản lý đơn giản mà hiệu quả, đi từng bước chậm nhưng chắc. Một tòa nhà không thể xây cao mà không cần đến cái nền móng thật tốt. Nền móng của DN chính là phương pháp quản lý, là kiến thức, kỹ năng của CBQL, từ định hướng, tầm nhìn của chủ doanh nghiệp.
Thực tế, làm thế nào để CBQL áp dụng được những điều cơ bản nhất trong công tác quản lý là đã giúp DN thấy được hiệu quả. Và hiện tại, PMC cũng đang triển khai các phương án, giải pháp nhằm góp phần cùng các DN, các CBQLSX nhanh chóng tiếp cần các công cụ, phương pháp đơn giản, khả thi mà hiệu quả như 5W1H, PDCA, 4M, 3Mu 3Gen, SMART, 20/80, 5S Kaizen,…
Giảm chi phí sản xuất không hề khó khi mà chúng ta vẫn còn những lãng phí không đáng có trong quá trình tổ chức triển khai sản xuất hằng ngày và chúng ta có thể dễ dàng để trang bị kỹ năng, kiến thức, công cụ trong quản trị sản xuất mang tính ứng dụng thực tiễn cao cho cán bộ quản lý.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG PMC VIỆT NAM