Chăm sóc người có bệnh lý nền với thảo dược quý
Bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị, chăm sóc riêng biệt, đúng chỉ định, việc sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hạn chế tiến triển nặng ở người có bệnh lý nền.
Bệnh lý nền là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh lý nền là bệnh có sẵn, người bệnh thường xuyên phải điều trị, dùng thuốc và tái khám. Dựa theo yếu tố suy giảm miễn dịch, bệnh lý nền được chưa thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Nhóm chuyển hóa gây ra do tiểu đường (tuýp II) và thừa cân béo phì.
- Nhóm 2: Nhóm bệnh lý về phổi, đặc biệt là bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Nhóm 3: Nhóm bệnh tim mạch: bệnh lý mạch vành, tim mãn tính, suy tim.
Cả ba nhóm: chuyển hóa – phổi – tim mạch là nhóm bệnh nền. Tất cả những người mắc bệnh nền này đều phải thường xuyên uống thuốc. Bên cạnh đó, việc ít vận động khiến sức đề kháng giảm, cộng với bệnh nền sẵn có tạo điều kiện cho các yếu tố nguy hiểm dễ dàng tấn công. Bệnh lý nền dễ tiến triển nặng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi.
Bật mí cách chăm sóc người bệnh lý nền hiệu quả
Chăm sóc bệnh nhân có bệnh lý nền chuyển hóa
Với bệnh nhân có bệnh lý nền chuyển hóa, trong đó phổ biến nhân là thừa cân béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch. Tham khảo cách chăm sóc sức khỏe cho người có bệnh lý nền chuyển hóa:
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao phù hợp với thể trạng của cơ thể, xây dựng và duy trì thói quen thường xuyên.
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách kiểm soát chỉ số khối BMI ở mức chuẩn. Người bị béo phì nên giảm 5-10% cân nặng để giảm nồng độ Insulin, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, protein, chất đạm; hạn chế thực phẩm giàu chất béo, ít cholesterol.
- Đảm bảo tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng, tích cực điều trị bệnh.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, dùng chất kích thích
- Với bệnh nhân tiểu đường cần chăm sóc tốt bàn chân, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc bệnh nhân có bệnh lý nền phổi
Với bệnh nhân có bệnh lý nền phổi như viêm phổi, hen suyễn, COPD… khi chăm sóc sức khỏe cần lưu ý một số tiêu chí sau:
- Tăng cường lưu thông đường thở, hạn chế cản trở trao đổi, nhiễm khuẩn đường thở; bù nước để giảm ho, long đờm, bổ sung nước ép trái cây cho người bệnh.
- Tập thở đúng cách: thả lỏng vùng cơ cổ và vai; hít vào bằng mũi, miệng ngậm chặt; thở ra mím môi, thời gian gấp đôi hít vào.
- Khi ho nên ngồi hơi cúi về phía trước, đầu gối và hông gấp để cơ bụng mềm và ít căng bụng khi ho. Hít vào chậm qua mũi, thở ra môi mím, tránh tổn thương cho phổi.
- Uống thuốc điều trị bệnh theo quy định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc.
- Vệ sinh răng miệng, mũi, súc miệng sau khi khạc đờm
- Tăng cường thông khí phòng bệnh; giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và xử lý các rác thải đúng quy định; hạn chế sự tiếp xúc, khách đến thăm; nhân viên y tế rửa tay theo đúng quy trình và áp dụng đúng các quy định về vô khuẩn.
- Nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn những thực phẩm ít chất béo như thịt gia cầm không da, thịt trắng, các loại đậu. Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể làm tăng tình trạng viêm. Tăng cường thực phẩm giàu protein giúp người bệnh viêm phổi nhanh hồi phục.
Chăm sóc bệnh nhân có bệnh lý nền tim mạch
Để bệnh nhân có bệnh lý nền tim mạch nhanh chóng cải thiện bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, cần lưu ý khi chăm sóc:
- Chế độ dinh dưỡng: Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin A, C, beta- caroten và các flavonoid hoạt động như các chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, đặc biệt là bệnh nhân suy tim nặng. Các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng có lượng muối cao, cần tránh. Xem kỹ hàm lượng Natri trong thành phần thực phẩm chế biến sẵn.
- Chế biến món ăn mềm, nhừ; không ăn các loại thức ăn lên men
- Hạn chế các loại rau quả có màu xanh đậm với bệnh nhân suy tim dùng thuốc chống đông như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây…
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức để ổn định huyết áp và nhịp tim, mỡ máu, thư giãn và cải thiện sức khỏe. Tránh hoạt động nặng như chạy bộ, nâng tạ… Tránh tập khi thời tiết xấu, nếu ngưng tập vài ngày, khi tập lại cần tập nhẹ rồi tăng dần cường độ những buổi sau.
- Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần đến bác sĩ kiểm tra.
- Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh tuân thủ cách chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, sử dụng thuốc, người có bệnh lý nền có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đặc biệt là đông trùng hạ thảo để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, hạn chế những biến chứng xấu của bệnh.
Viên nang đông trùng hạ thảo Banikha - sản phẩm của Dược thảo Thiên Phúc, được kết tinh đồng thời của 3 thảo dược quý: Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Linh chi.
Sản phẩm viên nang đông trùng hạ thảo Banikha phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người hay bị mệt mỏi, người bị suy nhược cơ thể, người có nhu cầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Viên nang Banikha được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP, nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới.
Thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ: