Cảnh giác với 8 loại thực phẩm quen thuộc nhưng chứa độc tố có thể gây chết người

Nấm

Không nên ăn các loại ấm mà chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ (Ảnh minh họa)

Mặc dù có thể dễ dàng phát hiện được đâu là nấm độc, đâu là nấm thực phẩm, tuy nhiên tất cả các loại nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ khi sử dụng bạn cũng cần phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, các loại nấm đều có khả năng hấp thụ các kim loại nặng, kể cả các chất phóng xạ, nên bạn cũng cần cân nhắc kĩ trước khi ăn, chỉ nên ăn những loại nấm mà bạn biết chắc là ăn được, không nên ăn các loại nấm lạ, nấm mọc dọc theo bên đường hay gần các khu công nghiệp nhà máy.

Cà chua xanh

Cà chua là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi cà chua còn xanh chúng có chứa chất solanine, sau khi ăn vào có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa, chóng mặt và một số biểu hiện khác của ngộ độc.

Ngoài ra, lá của cà chua cũng gây độc với con người. Chúng chứa một lượng nhỏ solanine, chất kiềm độc hại, nếu ăn phải số lượng nhiều có thể gây ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins gây ngộ độc (Ảnh minh họa)

Độc tố furocoumarins được tìm thấy trong lớp vỏ của củ cải trắng, chúng có thể gây đau dạ dày hoặc gây nên phản ứng bỏng rát khi tiếp xúc trên da. Do đó, khi chế biến bạn cần phải gọt sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Tốt nhất, nên ăn chín loại củ này bởi khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ hoàn toàn lành tính và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao. Ngay cả khi cắt bỏ những mầm này đi thì bạn cũng không nên sử dụng. Ăn phải solanin sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.

Sắn

Chất độc xyanua trong sắn cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn với số lượng nhiều (Ảnh minh họa)

Chất độc xyanua được tìm thấy trong sắn, nếu ăn phải chất này với hàm lượng lớn có thể dẫn đến bị ngộ độc. Do đó, để loại bỏ xyanua trong sắn, cách tốt nhất là nên bỏ vỏ và ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

Hạt điều

Hạt điều thô chứa độc tốt urushiol, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.

Đậu thận

Đun sôi thật kỹ đậu thận trước khi ăn để loại bỏ độc tố (Ảnh minh họa)

Đậu thận, đặc biệt là đậu thận đỏ có chứa độc tố profin có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên chúng sẽ được loại bỏ bằng cách nấu chín. Các chuyên gia khuyên bạn nên đun sôi ít nhất 10 phút vì đậu nấu chưa chín sẽ không thể tiêu diệt độc tố và độc hại hơn nhiều so với các loại đậu tươi.

Mật cá trắm

Rất nhiều người vẫn cho rắng uống mật cá trắm sống là “thần dược” đối với sức khỏe con người. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, trong mật cá có một chất alcol steroid là 5 a cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp, thậm chí có thể gây tử vong nếu như không được đi cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Báo Gia Đình VN